Lập trình web WordPress rất dễ dàng, ngay cả những người không có nhiều kiến thức lập trình hay kỹ năng làm website nâng cao cũng có thể tạo một website WP.
Lý do là vì WordPress là nền tảng tạo website miễn phí có sẵn cả frontend và backend. Bạn chỉ cần chọn giao diện hiển thị (có nhiều theme miễn phí) và cài đặt website, mua hosting và tên miền (domain name) là có một website của riêng mình.
Ngoài theme và plugin đa dạng, WordPress còn tích hợp công cụ đánh giá SEO, tư vấn cho người làm nội dung biết nội dung của mình có chuẩn SEO hay không, nếu chưa thì còn hướng dẫn họ cách khắc phục. Đây là điểm vượt trội của nền tảng WP.
Hosting máy chủ là không gian lưu trữ dữ liệu cho website. Tùy thuộc vào kích thước của cơ sở dữ liệu giá lưu trữ khác nhau. Với những website mới, ít cơ sở dữ liệu, giá hosting khá rẻ, chỉ vài trăm nghìn đến hơn 1 triệu đồng/năm.
Tên miền website cũng khá rẻ, vài trăm nghìn đồng/tên miền/năm.
Sau khi đã có tên miền và hosting, việc tiếp theo bạn cần làm là trỏ tên miền về hosting (nếu không biết bạn có thể nhờ nhà cung cấp dịch vụ hosting hỗ trợ).
Sau khi mua hosting, bạn sẽ được cung cấp công cụ quản lý hosting. Trong phần cài đặt ứng dụng phần mềm của công cụ quản lý hosting, bạn chọn wordpress và nhấn cài đặt để hoàn thành bước cài đặt.
Bước 1: Bảo mật
Dưới đây là 4 cách để giữ an toàn cho trang web WordPress của bạn.
Chọn nhà cung cấp máy chủ hosting chất lượng , sử dụng CloudLinux OS. CloudLinux OS là hệ điều hành dành cho điện toán đám mây, giúp hệ thống của mỗi người dùng có một tệp ảo riêng, không ảnh hưởng đến các website khác khi bị tấn công.
Thay đổi tên người dùng.
Cập nhật WordPress, chủ đề và plugin lên các phiên bản mới nhất .
Sử dụng plugin bảo mật.
Bước 2: Cài đặt theme cho giao diện website
Cách 1: Sử dụng theme có sẵn.
Cách 2: Thêm từ bên ngoài.
Bước 3: Cài đặt plugin hỗ trợ phát triển web trong WordPress
Plugin là một tiện ích mở rộng nhỏ được lập trình riêng dựa trên mã nguồn mở WordPress có sẵn. Mỗi plugin khác nhau sẽ có những chức năng khác nhau nhưng hãy nhớ rằng nếu bạn sử dụng plugin quá nhiều sẽ làm tăng bộ nhớ và giảm tốc độ tải trang.
Bước 4: Phát triển nội dung và hình ảnh cho website
Tùy vào mục đích tạo website mà bạn nên lên ý tưởng chia sẻ những gì.
Trên đây là các bước giúp bạn tự làm website bằng WordPress. Nếu thấy nội dung hữu ích, hãy nhấn like hoặc share bài viết này nhé!